CV Xin Việc 365's profile

CÁCH VIẾT CV XIN VIỆC BẰNG TIẾNG ANH

HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT CV XIN VIỆC TIẾNG ANH
----------------------
Nếu vẫn giữ quan điểm rằng chỉ khi ứng tuyển việc làm tại các công ty nước ngoài, bạn mới phải gửi CV xin việc bằng tiếng Anh thì có lẽ bạn đã có phần “lạc hậu” vì hiện nay các doanh nghiệp trong nước cũng đang đòi hỏi ngày càng cao ở vòng sơ loại, họ yêu cầu ứng viên gửi CV tiếng Anh cũng là điều hết sức bình thường.Sẽ không có gì đáng lo ngại nếu như bạn sử dụng thành thạo tiếng Anh (có chăng cũng chỉ cần thêm chút thời gian để trau chuốt hồ sơ xin việc sao cho hoàn chỉnh) nhưng sẽ là trở ngại rất lớn nếu từ bấy lâu nay bạn coi thứ ngôn ngữ này như “kẻ thù truyền kiếp”. Nói như vậy không có nghĩa là bạn nên từ bỏ các cơ hội việc làm mà tiếng Anh là yếu tố bắt buộc vì hầu hết các công việc này đều có mức lương khá hậu hĩnh. Chỉ cần bạn dành thời gian đầu tư, chăm chút và tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm, bạn vẫn có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.
Dưới đây là những hướng dẫn vô cùng chi tiết mà bạn có thể áp dụng ngay vào việc viết CV xin việc tiếng Anh của mình, chắc chắn chúng sẽ giúp bạn có được một bộ hồ sơ cực “xịn”, có thể đánh bại hoàn toàn những đối thủ còn lại.
1. Đầy đủ các thông tin cần thiết

Trước khi xem cụ thể từng thông tin trong CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ dành ra khoảng 3s để lướt qua tổng thể. Nếu như CV của bạn có được bố cục rõ ràng và khoa học, đầy đủ các thông tin cần thiết thì bạn sẽ được cộng điểm trong phần đánh giá, đây cũng là tiêu chí giúp họ phân loại được những CV nào xuất sắc và những CV nào chỉ nằm ở mức “thường thường bậc trung”.
Thông thường, một CV xin việc thường phải đảm bảo ít nhất các thông tin sau đây:
– Personal details (Thông tin cá nhân): bao gồm hình ảnh, họ tên, ngày sinh, chức danh, số điện thoại, email, địa chỉ và có thể kèm theo địa chỉ của các trang mạng xã hội.
– Career objective (Mục tiêu nghề nghiệp): đoạn này được xem như lời quảng cáo “dạo đầu” về bản thân bạn. Hãy nhấn mạnh đặc điểm về tính cách và những giá trị khiến bạn nghĩ rằng mình là ứng viên sáng giá nhất.
Ví dụ: “Hard-working student (3.5/4.0 GPA) with proven leadership and organizational skills, and minute attention to detail. Seeking to apply my abilities to fill the internship role in your company. I am a dedicated team player who can be relied upon to help your company achieve its goals.”
– Education and qualifications (Trình độ học vấn): gồm bằng cấp, tên trường học, chuyên ngành học và thời gian theo học.
– Work Experience (Kinh nghiệm làm việc): Trong trường hợp bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc (do nhiều lần nhảy việc) thì bạn nên chọn lọc và chỉ liệt kê những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Sau đó, sắp xếp chúng theo thứ tự thời gian gần nhất đến thời gian xa nhất. Để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng, bạn nên chú ý đến việc sử dụng các từ khóa, hãy lồng ghép các từ khóa mang tính hiệu quả cao như developing, planning, organizing, creating…
Ngoài ra, bạn nên khéo khéo điều chỉnh các kinh nghiệm trong quá khứ (kể cả là phục vụ quán cà phê, dạy thêm) sao cho liên quan đến vị trí ứng tuyển. Đó có thể là kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng truyền đạt, kiến thức ngành F&B… Tất cả đều có thể giúp ích cho bạn trong việc ghi điểm với nhà tuyển dụng.
– Interests and achievements (Sở thích và thành tích hoạt động ngoại khóa): Đừng đưa vào những sở thích tẻ nhạt như xem TV hay nghe nhạc, sẽ thông minh hơn nếu bạn giới thiệu các sở thích, hoạt động ngoại khóa giúp rèn luyện khả năng lãnh đạo hay tinh thần làm việc nhóm như đá bóng, chơi cờ vua…
“As captain of the school cricket team, I had to set a positive example, motivate and coach players and think on my feet when making bowling and field position changes, often in tense situations.”
– Skills (Kỹ năng): Bao gồm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng về ngôn ngữ
– References (Người tham khảo): Thường là thông tin liên hệ của SẾP cũ hoặc thầy cô giáo cũ trước đây. Đừng quên hỏi ý kiến của họ trước khi muốn đưa thông tin vào CV nhé, nếu không, bạn có thể gặp phải những tình huống “dở khóc dở cười” đấy.
2. Sử dụng động từ ở dạng V-ing
Để đảm bảo tính chuyên nghiệp của CV xin việc, bạn nên thống nhất cách sử dụng động từ ngay từ đầu, tránh cách sử dụng “đầu voi, đuôi chuột”. Hiện nay, có 3 loại động từ được sử dụng thường xuyên khi liệt kê kinh nghiệm làm việc: động từ nguyên mẫu, động từ ở quá khứ và động từ V-ing. Tùy theo thói quen mà mỗi ứng viên sẽ có cách dùng từ khác nhau, tuy nhiên theo như ý kiến của nhiều chuyên gia nhân sự thì V-ing là cách dùng được ưa chuộng nhất, khiến CV trông trang trọng hơn và giúp nhà tuyển dụng nắm bắt nhanh, chính xác các thông tin bạn muốn trình bày.
#cvxinviec365
#cvxinviec
#Cv365
CÁCH VIẾT CV XIN VIỆC BẰNG TIẾNG ANH
Published:

CÁCH VIẾT CV XIN VIỆC BẰNG TIẾNG ANH

Published: