Phung Cam Tu's profile

DONG SON INTERNATIONAL MARINA - GRADUATION PROJECT

Graduation Project
DONG SON INTERNATIONAL MARINA
(Bến du thuyền quốc tế Đồng Son)
- Chap 1 -
[Eng]
Dong Son: Unite to revive the golden era of Vietnam in the past, present, and future. The cruise terminal will serve as a representative of Vietnamese culture to international friends, a tourist complex offering various services such as restaurants, exhibition rooms, a workshop area for experiencing traditional crafts, etc. Using the main theme of Dong Son Drum images (Dong Son also means "Golden Drum era"), Dong Son provides a different perspective on the traditional values of the nation, depicting a majestic Vietnam, capturing the essence of traditional beauty, and incorporating the breath of the past, present, and future into each space of the structure.

In this graduation project, four seclected spaces to embody the main idea of Dong Son - representing the developmental process of Vietnam from its early days to a brilliant future. These spaces include the "KHOI NGUON - Genesis" reception hall, the "DAI TOC - Great Clan" merchant waiting room, the "KHOI NGUYEN - Origin" landscape area, and the "DONG SON" exhibition area.

[Vie]
Đông Sơn ló rạng bến thuyền
Đồng Son tái hiện một miền vàng son
Việt Nam dòng máu Hùng thiêng
Cơ đồ bất diệt đời sau nghiêng mình

- Phùng Đỗ Ngọc Cẩm Tú -

Đồng Son: Đồng lòng tái hiện thời vàng son của Việt Nam ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Bến du thuyền sẽ là nơi đại diện cho văn hóa Việt Nam trước bạn bè quốc tế, là một tổ hợp du lịch với nhiều loại hình dịch vụ như nhà hàng, phòng trưng bày, khu workshop trải nghiệm làng nghề truyền thống,... Với chất liệu khai thác chính là hình ảnh Trống Đồng (Đồng Son cũng có nghĩa là “Trống Đồng thời vàng son”), Đồng Son mang đến một góc nhìn khác biệt của tác giả về các giá trị truyền thống của dân tộc, khắc họa một Việt Nam hào hùng, phảng phất nét đẹp truyền thống, mang hơi thở của quá khứ, hiện tại và tương lai vào trong từng không gian công trình.

Trong đồ án tốt nghiệp lần này, 4 không gian được chọn thể hiện được ý tưởng chủ đạo của Đồng Son – đại diện cho tiến trình phát triển của Việt Nam từ thuở sơ khai đến tương lai rực rỡ.
Sảnh đón “Khởi nguồn” – Phòng chờ thương gia “Đại tộc” – Khu cảnh quan “Khởi nguyên” – Khu triển lãm “Đồng Son”.
OFFICIAL PROJECT VIDEO
STORY AND IDEA
INTERIOR DESIGN
KHOI NGUON - Genesis
- Reception Hall -
"Khoi Nguon - Genesis" - the concept of "Lac Bird": representing the early stage when humanity did not yet exist, the appearance of a type of sacred bird in Dong Son culture symbolizes the mythical creature bringing life.
“Khởi nguồn” - ý tưởng “Chim Lạc”: đại diện cho giai đoạn sơ khai thời kỳ con người chưa tồn tại, sự xuất hiện của vật tổ chim lạc trong văn hoá Đông Sơn là biểu tượng của loài vật thần mang đến sự sống.
The space is infused with mythical colors, creating a strong impression. The wall adorned with the image of the sacred bird, viewed head-on (from a more innovative perspective), serves as a focal point to convey the essence of the reception hall. The depiction of the sacred bird within a circular frame suggests the liberation of the creature, combined with elements of yin and yang, and the five elements, subtly portraying the genesis of life for humanity on Earth.
Không gian mang màu sắc thần thoại gây ấn tượng mạnh, tường chim lạc với góc nhìn chính diện (một góc nhìn mới phá cách hơn) làm điểm nhấn thể hiện ý tưởng của không gian sảnh. Hình tượng chim lạc với khung cửa tròn ẩn ý loài chim giải phóng bản thân kết hợp cũng những yếu tố âm - dương ngũ hành, tạo nên những sự sống đầu tiên trên thế giới loài người.
Strongly reflective materials along with contrasting colors, such as the pair of green and copper tones, create a luxurious and impressive space.
Vật liệu phản xạ mạnh cùng với màu sắc tương phản như cặp màu xanh của sơn hiệu ứng - cam của đồng tạo nên không gian sang trọng và ấn tượng.
The steel frame ceiling with Dong Son drum patterns, when illuminated by direct sunlight, creates a natural and beautiful sunflower effect, serving as a highlight for the overall daytime ambiance.
Trần khung thép có hoạ tiết trống đồng nên khi nắng Mặt Trời chiếu thẳng đứng sẽ tạo hiệu ứng hoa nắng trống đồng đẹp tự nhiên, làm điểm nhấn cho tổng thể ban ngày.
The exhibition area showcases bas-relief paintings carved on stone depicting the legends of the 18 Hung Kings - the ancestors of the Vietnamese people. Each frame tells a heroic story about daily life, wars defending the homeland, mythical tales, and national heroes.
Khu vực triển lãm tranh phù điêu bằng tranh khắc đá về truyền thuyết 18 vị Vua Hùng - tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Từng khung tranh là từng câu chuyện hào hùng về cuộc sống sinh hoạt, những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, những câu chuyện cô tích, những vị anh hùng của dân tộc,... 
Reception Hall Plan
DAI TOC - Great Clan
- Merchant Waiting Room -
"Dai Toc - Great Clan" merchant waiting room - the concept of "Bach Viet Life": representing the stage when humans first appeared on Earth, with the first lives recorded in caves. Recreating the cave space metaphorically using materials, lighting, and spatial height to convey the essence of cave living.
Khu sảnh đón “Đại tộc” - ý tưởng “Đời sống người Bách Việt”: đại diện cho giai đoạn con người đã có mặt trên Trái Đất với những sự sống đầu tiên được ghi nhận từ hang động. Tái hiện lại không gian hang động một cách ẩn dụ bằng cách sử dụng vật liệu, ánh sáng và giật cao độ không gian.
The focal point of the space is the antique floor, resembling a small exhibition - but with a unique twist by displaying beneath the floor instead of at eye level. Chairs are arranged around as complementary elements, prioritizing simple furniture to allow viewers to concentrate visually on the floor and admire the Dong Son antiques.
Điểm nhấn không gian là sàn cổ vật, như một triển lãm nhỏ - nhưng trải nghiệm khác biệt bằng cách trưng bày dưới sàn thay vì ngang tầm mắt. Ghế được bố trí xung quanh chỉ là phần phụ trợ cho công trình, ưu tiên chọn nội thất đơn giản để người xem có thể tập trung thị giác vào sàn và chiêm ngưỡng cổ vật Đông Sơn.
The space is designed for users to gather and converse like a united clan, promoting unity without class distinctions, while also allowing flexibility to admire precious antiques passed down from unique ancestral heights.
Stone reliefs combined with green lighting enhance the contrasting beauty, depicting scenes of Dong Son people setting sail on the sea.​​​​​​​
Không gian được thiết kế để người sử dụng có thể vừa quây quần trò chuyện như một đại tộc lớn đoàn kết, không phân biệt giai cấp, vừa có thể linh hoạt chiêm ngưỡng những cổ vật quý báu do cha ông ta lưu truyền từ một cao độ độc đáo.
Phù điêu khắc trên đá kết hợp cùng ánh sáng xanh nhằm tôn lên vẻ đẹp tương phản về bức tranh tái hiện lại cảnh người Đông Sơn lên thuyền ra khơi.

Lighting is arranged to highlight the antique floor, particularly effective in the evening.
As the space features many warm-toned materials, green lighting is strategically placed to balance the visual elements.
Light from the track spotlights, combined with the use of a ceiling with a water pattern, simulates waterfalls and natural skylights inside the cave.
Copper bas-relief walls: reconstructing the cave walls with engraved images of the Bach Viet people - portraying their lives through two bas-reliefs depicting the Stilt House and the Offshore Fishing scenes.
Ánh sáng được bố trí để làm bật lên phần sàn cổ vật, hiệu quả vào buổi tối. 
Do không gian có nhiều vật liệu tone nóng nên bố trí đèn ánh sáng xanh để cân bằng lại thị giác.
Ánh sáng từ đèn ray spotlight kết hợp cùng việc sử dụng trần gương vân nước giả lập những con thác trong và những ánh sáng giếng trời le lói trong hang động.
Tường phù điêu bằng đồng: dựng lại những vách hang có khắc chữ tượng hình của người Bách Việt - Tái hiện đời sống của họ thông qua 2 bức phù điêu về hình ảnh Nhà sàn và hình ảnh Ra khơi đánh bắt.
Merchant Waiting Room Plan
- Thanks for watching and See you in the next chapter! -
DONG SON INTERNATIONAL MARINA - GRADUATION PROJECT
Published:

Owner

DONG SON INTERNATIONAL MARINA - GRADUATION PROJECT

Published: